Máy lọc không khí là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nếu bạn muốn tự tay làm máy lọc không khi tại nhà thì đừng bỏ qua bài viết này. Cùng Mi Hà Nội khám phá ngay cách làm máy lọc không khí tại nhà nhé!
Lợi ích của máy lọc không khí
Máy lọc không khí ra đời để giúp bầu không khí trong nhà bạn luôn được trong lành, và sạch sẽ. Với khả năng loại bỏ bụi bẩn hiệu quả, lọc sạch bụi mịn, bụi có kích thước nhỏ, vi khuẩn, cũng như các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,… chắc chắn bạn nên sở hữu một chiếc máy lọc không khí phù hợp với không gian, diện tích và nhu cầu sử dụng của gia đình mình. Ngoài ra, máy lọc không khí còn có nhiều lợi ích như:
Khả năng lọc không khí, khử mùi và diệt khuẩn vượt trội
Loại bỏ được nấm mốc, các chất gây dị ứng
Giảm tĩnh điện và tiết kiệm hiệu quả
Khử mùi thuốc lá, đồ ăn, khói bụi độc hại
Có khả năng bắt muỗi và đuổi côn trùng
Công nghệ tạo ẩm giúp người dùng không bị khô da
Làm khô quần áo nhanh chóng
Cách làm máy lọc không khí tại nhà
Làm máy lọc không khí bằng quạt hộp
Kích thước quạt thường là hộp vuông 51cm × 51cm, hoặc có thể nhỏ hơn nhưng không nên có sự chênh lệch quá lớn. Tốt nhất là có kích thước tương tự với bộ lọc thông thường. Đặc biệt nếu như bạn không sử dụng quạt hộp. Mà thay vào đó là sử dụng quạt tròn thì quạt phải có gờ. Mục đích là để bạn có thể dễ dàng gắn bộ lọc, tuy không đẹp lắm nhưng vẫn có hiệu quả.
Cách thực hiện
Bạn mua một bộ lọc phù hợp với quạt, tốt nhất là sử dụng bộ lọc HEPA kích thước 51cm x 51cm, nó có khả năng lọc được bụi li ti nhỏ nhất trong không khí. Bạn có thể dễ dàng mua bộ lọc này tại các cửa hàng trực tuyến hoặc các cửa hàng bán máy lọc không khí, máy điều hòa nhiệt độ.
Cố định bộ lọc lên quạt máy bằng băng keo, bạn có thể đặt bộ lọc trước hoặc sau quạt. Trên bộ lọc có mũi tên để chỉ luồng gió đi qua nó, nếu bạn đặt sau quạt mũi tên sẽ hướng vào cánh quạt, còn khi bạn đặt phía trước mũi tên sẽ hướng ra ngoài.
Bạn đặt quạt trong phòng kín, cắm điện và để quạt bắt đầu hoạt động lọc sạch không khí. Bộ lọc sẽ hoạt động hiệu quả trong phòng nhỏ như phòng ngủ. Bạn nên thường xuyên thay bộ lọc để đảm bảo hiệu quả lọc, sau khoảng 90 ngày là phù hợp nhất.
Làm máy lọc không khí bằng xô nhựa
Để làm máy lọc không khí bằng xô nhựa bạn cần sử dụng một chiếc quạt tròn và xô có nắp. Quạt sẽ được cố định vào xô tạo thành máy lọc không khí.
Cách thực hiện
Đầu tiên bạn đo đường kính của mặt quạt rồi trừ đi 1,3 cm để chắc chắn quạt không rơi ra khỏi nắp xô khi gắn quạt.
Tiếp đến, bạn sử dụng số đo vừa đo để cắt một vòng tròn trên nắp xô nhựa. Bạn nhớ cắt cẩn thận để không làm hỏng các cạnh bên ngoài nắp xô.
Trên thân xô bạn dùng máy khoan khoan các lỗ nhỏ để không khí có thể đi qua. Các lỗ này có chu vi khoảng 4cm, khoảng cách giữa các lỗ là 1,5 cm, trên mỗi hàng bạn khoan khoảng 5 lỗ. Sau khi khoan xong bạn dùng giấy nhám chà lại cho mịn.
Bạn dùng bộ lọc HEPA, đo vị trí trên cùng của lỗ khoan trên thân xô rồi cắt bộ lọc bằng với lỗ khoan này. Sau đó cuộn bộ lọc lại, cố định nó vào bên trong để bộ lọc che kín hết các lỗ khoan.
Một số lưu ý khi vệ sinh bộ lọc HEPA
Bộ lọc HEPA có thể tái sử dụng sau khi được vệ sinh. Khi vệ sinh bộ lọc HEPA bạn cần chú ý một số điều sau:
Tuyệt đối không vệ sinh bộ lọc HEPA bằng nước quá nóng.
Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh vì điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của bộ lọc HEPA.
Không nên dùng các dụng cụ sắc, cứng để làm sạch vết bẩn cứng đầu vì có thể bạn sẽ vô tình làm rách bộ lọc.
Bạn nên vệ sinh tấm lọc HEPA khoảng 1 lần/tháng để chúng có thể đem lại hiệu quả lọc tối ưu nhất.
Vệ sinh bộ lọc HEPA với vòi phun có lực nhẹ hoặc khăn mềm vì nếu tác động mạnh thì có thể làm xô dịch kết cấu của màng lọc, khiến khả năng lọc bụi bẩn kém.
Trước khi lắp lại vào quạt thì bạn nên để bộ lọc HEPA khô ráo để đảm bảo an toàn cũng như tránh gây hư hỏng các linh kiện khác hoặc bám bẩn.
Tạm kết
Hy vọng sau khi đọc bài viết, bạn sẽ có thể tự tay làm máy không khí tại nhà bằng những dụng cụ khác nhau rất dễ tìm kiếm.