Theo tín ngưỡng dân gian, Táo Quân là vị thần cai quản bếp lửa, am hiểu mọi việc trong gia đình. Vì vậy, lễ tiễn Táo Quân về trời thường được tổ chức một cách trang trọng. Để Táo Quân có thể trình báo đầy đủ với Ngọc Hoàng về cuộc sống nơi hạ giới, mỗi gia đình cần chuẩn bị một mâm cỗ cúng thật chu đáo và đẹp mắt. Dù không nhất thiết phải tổ chức quá cầu kỳ, lễ cúng ông Công ông Táo vẫn cần đảm bảo sự trang nghiêm, thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ. Vậy lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Nguồn gốc ngày ông Táo về trời – 23 tháng Chạp
Táo Quân, bắt nguồn từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, đã được người Việt biến tấu thành câu chuyện về hai ông và một bà, tượng trưng cho thần Đất, thần Nhà, và thần Bếp. Từ xa xưa, sự chung thủy của Ông Táo đã gắn liền với lòng tin và sự tôn kính của người Việt. Lễ thờ cúng Ông Táo trở thành một nghi lễ truyền thống, với mong ước vị thần này bảo vệ bếp lửa gia đình, mang lại ấm no và hạnh phúc.
Do luôn hiện diện trong bếp và biết rõ mọi chuyện trong nhà, Ông Táo được tin tưởng sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng để mang lại may mắn, làm cho lễ tiễn đưa Ông Táo về trời trở thành nét văn hóa đặc sắc của người Việt.
Lễ cúng ông Công ông Táo nên làm vào ngày nào?
Dân gian ta thường nói: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành,” nên khi làm việc lớn, người ta thường xem ngày nào đẹp, ngày nào nên làm. Vì thế, bạn cũng nên biết cúng ông Công ông Táo ngày nào đẹp để cả năm được bình an, hạnh phúc. Theo truyền thống, ngày cúng ông Công ông Táo hay còn gọi là tết ông Táo là ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) hàng năm. Tuy nhiên, tùy vào lịch trình công việc, bạn có thể cúng bắt đầu từ ngày 21. Nếu được, hãy chọn ngày Hoàng đạo và giờ Hoàng đạo để tiễn ông Táo về trời thuận lợi. Dù vậy, lễ cúng nên hoàn thành trước giờ Ngọ (11h–13h) ngày 23 tháng Chạp nhé.
Hướng dẫn chi tiết lễ cúng ông Công ông Táo
Lễ vật cúng ngày 23 tháng Chạp
Lễ vật cúng truyền thống gồm có:
Mũ ông Công: Có ba chiếc, gồm hai mũ dành cho Táo ông và một mũ dành cho Táo bà. Mũ của Táo ông có hai cánh chuồn. Mũ của Táo bà không có cánh chuồn. Nhiều gia đình chỉ cúng một mũ ông Công (có cánh chuồn) để tượng trưng.
Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Có thể dùng cá chép giấy hoặc cá chép thật. Ở miền Bắc, người ta thường cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá chép hóa rồng.” Tại miền Nam, thường dùng cá chép giấy.
Tiền vàng.
1 chiếc áo.
1 đôi hia bằng giấy.
Lễ vật khác: 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc
Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:
Năm hành Kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng.
Năm hành Mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng.
Năm hành Thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh.
Năm hành Hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ.
Năm hành Thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen.
Mâm cơm cúng 23 tết ông Công ông Táo bao gồm
1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
1 con gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa hồng (có thể thay bằng 1 miếng thịt heo luộc hoặc quay)
1 bát canh măng hoặc canh mọc rau củ
1 đĩa xào
1 đĩa chả nem, giò hoặc thịt đông
1 đĩa xôi gấc, hoặc xôi đỗ
Chè
Cá chép tết
Mâm ngũ quả gồm các loại như chuối, bưởi, cam, quýt, táo,..
Rượu, trầu cao, nước,…
Ngày nay thì mâm cỗ 23 tết được tối giản đi khá nhiều không nhất thiết phải đầy đủ các món như truyền thống, mà chủ yếu sẽ phụ thuộc vào văn hoá vùng miền và điều kiện kinh tế cũng như khẩu vị của mỗi gia đình. Ngoài ra để tỏ lòng thành kính, mâm cúng ông Táo phải được đặt trang trọng ở vị trọng như bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Công ông Táo riêng.
Thứ tự cúng ông Công ông Táo
Chuẩn bị lễ vật, mâm cỗ cúng chu đáo, tươm tất.
Thắp nhang, gia chủ nên thắp 20 nén hương, đọc văn khấn tiễn ông Táo về trời.
Sau khi bày lễ, thắp hương đọc văn khấn xong cần phải đợi hương tàn rồi thắp thêm một tuần hương nữa. Cuối cùng là lễ tạ rồi hoá vàng và thả cá chép. Nên thả cá ở sông suối có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn hoặc ao tù.
Tết ông Công ông Táo nên cúng giờ nào cho tốt?
Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Táo nên được thực hiện trước khi ông Táo lên trời để báo cáo Ngọc Hoàng về tình hình hạ giới. Điều này có nghĩa là lễ cúng cần được hoàn thành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, để đảm bảo ông Táo có thể kịp thời lên trời và thực hiện nhiệm vụ của mình.
Những điều kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo
Việc cúng ngày tết ông táo là một việc cực kì quan trọng vậy nên người cúng cũng phải nghiêm túc. Thường người thực hiện cúng sẽ là chủ nhà và nên tránh những điều sau đây trong lễ rước ông Táo
Không mặc quần áo quá ngắn, hở hang. Phải ăn mặc nghiêm túc, kín đáo thể hiện sự tôn trọng của gia chủ đối với các quan thần.
Đọc văn khấn phải đọc nghiêm túc thành tâm, rõ ràng rành mạch. Không cười cợt trong lúc cúng
Không cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp
Không đặt mâm cúng ở dưới thấp
Không thả cá Chép từ trên cao xuống
Tết ông Công ông Táo là một lễ hội quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Đây là dịp để các gia đình quây quần, sum họp và chuẩn bị mâm cúng tiễn ông Táo về trời. Mâm cúng ông Táo thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với các vị thần Táo, đồng thời cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, gia đình ấm no, hòa thuận và hạnh phúc.