Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống lâu đời, mang đậm nét văn hóa Đông Á đặc sắc. Không chỉ gắn liền với phong tục “diệt sâu bọ”, ngày Tết này còn chứa đựng ý nghĩa sâu xa, những món ăn đặc trưng cùng loạt hoạt động thú vị và điều kiêng kị không thể bỏ qua. Cùng tìm hiểu ngay để không bỏ lỡ nét đẹp truyền thống này nhé!
Tết Đoan Ngọ là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ, hay còn được gọi là Tết Đoan Dương, diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch. Đoan Ngọ theo Hán Nôm có nghĩa là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Dương trong từ Đoan Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc dương khí mạnh nhất. Ở đây là thời điểm mùa hè, nóng nhất trong năm.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết sâu bọ hoặc Tết diệt sâu bọ. Dịp Tết này xuất hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc hay Triều Tiên. Do đó, ngày này là một phong tục lễ tết gắn liền với sự tuần hoàn của thời tiết trong năm theo quan niệm của người Đông Á.
Nguồn gốc hình thành
Nhiều người cho rằng Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Trung Quốc, gắn liền với câu chuyện về vị quan tên Khuất Nguyên, người đã gieo mình xuống sông Mịch La để tự rửa nỗi oan bị vua ghét bỏ vì nghe lời gièm pha của kẻ gian thần. Người dân thương tiếc cho sự trung nghĩa, mỗi năm đến ngày 5/2 âm lịch, mọi người đều làm bánh bá trạng rồi thả trôi sông để tưởng nhớ đến Khuất Nguyên.
Còn theo quan niệm của Người Việt, dịp lễ này bắt nguồn từ ngày xưa, vào một mùa vụ thành công và bội thu, những người nông dân ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến phá nát mọi thứ.
Nhân dân lo lắng chẳng biết làm thế nào để giải trừ được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đến xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một bàn cúng gồm bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi.
Và thế cứ vào ngày này, nông dân lại lập bàn cúng để giải trừ sâu bọ, từ đó ngày 5/5 âm lịch là ngày “Tết diệt sâu bọ”, còn gọi là “Tết Đoan Ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Mỗi đất nước lại có một câu chuyện, một ý nghĩa khác nhau, vì vậy, không thể khẳng định Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.
Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ
Đây là thời điểm cây cối bắt đầu trổ hoa, kết trái, vì vậy mà hoa quả là các món đồ cúng không thể thiếu. Bên cạnh đó, mỗi vùng miền lại có thêm những món ăn khác nhau, tùy theo phong tục tập quán.
Người xưa cho rằng hệ tiêu hóa của con người thường có các ký sinh trùng gây hại không thể tiêu diệt hết. Chỉ vào ngày 5/5, các loại ký sinh này sẽ ngoi lên, tạo thời cơ để con người tiêu diệt. Con người cũng sẽ ăn những thức ăn có vị chua, chát để loại bỏ chúng.

Vào ngày này, mọi người cần chuẩn bị đồ cúng từ sớm dâng lên ông bà tổ tiên, không khí nhộn nhịp, vui vẻ không khác gì ngày Tết. Khi hoàn thành thủ tục thì cả nhà sẽ tụ họp ăn uống những món ăn truyền thống cùng nhau. Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để ba mẹ tạm gác công việc, những người con xa nhà trở về với gia đình và tận hưởng bữa cơm ấm áp cũng như nghỉ ngơi sau guồng quay của công việc.
Đọc thêm:
Các món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ
Trái cây
Đây là thời điểm cây cối bắt đầu trổ hoa, kết trái, vì vậy mà hoa quả là các món đồ cúng không thể thiếu. Bên cạnh đó, mỗi vùng miền lại có thêm những món ăn khác nhau, tùy theo phong tục tập quán.
Ở miền Bắc, người dân thường lựa chọn các loại trái cây có vị chua thanh, ngọt bùi như mận, vải, chôm chôm… Còn trong Nam sẽ có xoài, dưa hấu, măng cụt,…

Khi bày mâm cúng, người dân gửi gắm mong ước mùa màng được tươi tốt, mầm bệnh được tiêu diệt, cây cối sinh sôi, mùa màng bội thu.
Bánh ú tro
Bánh ú tro có nhiều tên gọi và hình dạng tùy theo mỗi địa phương như bánh ú, bánh gio, bánh âm. Bánh được làm từ gạo đã được ngâm nước tro đốt bằng củi hoặc rơm và được gói trong lá chuối.

Một số bánh ú tro có nhân sẽ có vị ngọt vừa phải, kết cầu mềm dẻo và có màu vàng trong, dễ ăn, dễ tiêu, mát ruột. Bánh không nhân sẽ được ăn chấm với mạch nha hoặc đường mật mía.
Cơm rượu nếp
Cơm rượu nếp hay cái rượu cũng là món ăn rất được ưa chuộng trong ngày này. Người dân tin rằng ăn cơm rượu và uống rượu vào ngày này giúp diệt sâu bọ rất tốt.

Cơm rượu nếp là gạo nếp đã đồ thành xôi và ủ lên men trong vòng 3 ngày. Khi ủ lên men, hứng lấy nước rượu chảy xuống rồi trộn với cái.
Cơm rượu có vị ngọt thanh và chua nhẹ, cùng cảm giác cay cay ở đầu lưỡi nên được mọi người rất yêu thích.
Chè trôi nước
Món ăn này xuất hiện trong hầu hết các dịp quan trọng như Tết Nguyên Đán, Tết Ông Công Ông Táo, Tết Hàn Thực trong văn hóa của cả 3 miền. Những viên chè trôi tròn trịa, đẹp mắt, vị ngọt ngào, lại mang nhiều ý nghĩa nên mọi người cũng lựa chọn chè trôi nước để làm món ăn dâng lên đất trời, tổ tiên, cầu mong vạn sự may mắn.

Không chỉ có những món được liệt kê ở trên, tùy theo quan niệm ở nhiều địa phương mà còn có rất nhiều món ăn khác được người dân lựa chọn để bày mâm cúng. Các món ăn cũng vô cùng phong phú và ngon mắt.
Các hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ
Trong ngày này, mọi người sẽ thường làm mâm cúng để bày tỏ lòng thành của mình tới Ngọc Hoàng Đại Đế, các vị thần và tổ tiên, cầu mong sức khỏe và mùa màng bội thu. Mâm cúng mỗi nhà mỗi khác, nhưng sẽ thường có các món sau: mâm hoa quả, các loại bánh trôi bánh chay hoặc chè, một đĩa xôi, rượu cúng và vàng mã.
Người dân ở một số vùng sẽ hái lá về nấu nước xông để làm sạch cơ thể và giải cảm. Theo quan niệm dân gian, giờ Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 âm lịch là thời điểm khí dương mạnh nhất. Một số nơi còn có tục treo ngải cứu để trừ tà.

Trong ngày này nhiều người còn tắm lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ. Còn tại vùng ven biển, người dân tắm biển vào đúng giờ Ngọ.
Một phong tục nữa vô cùng quen thuộc với người Việt đó là gia đình mua xương rồng để trong nhà nhằm tránh tà ma.
Những điều kiêng kị trong ngày Tết Đoan Ngọ
Không đi du lịch ở những nơi âm khí nặng
Người xưa quan niệm, những địa điểm như địa đạo, lăng tẩm hay các khu di tích cổ là những nơi chứa nhiều âm khí. Vào Tết Đoan Ngọ, mọi người không nên đi du lịch hay tham quan các địa điểm này vì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tiền bạc. Nếu bắt buộc phải đi, tốt nhất nên đi trước 15h.
Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khách sạn, nhà nghỉ
Mọi người thường sẽ kiêng đi du lịch trong ngày này. Nhưng nếu có việc phải nghỉ lại bên ngoài vào ngày 5/5 âm lịch, mọi người nên tránh chọn phòng đầu tiên hay cuối cùng ở hành lang khách sạn, nhà nghỉ. Theo phong thủy, đây là vị trí dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, gây hại cho dương khí.
Ngoài ra, không nên ở phòng bài trí nhiều đồ vật tâm linh như tranh, tượng phật, thánh… bởi tác dụng của những vật phẩm này là trấn áp tà khí, chứng tỏ căn phòng hay mảnh đất đó có vấn đề.
Kiêng để giày dép lộn xộn
Giày dép trong tiếng Hán đồng âm với từ “tà”. Theo quan niệm dân gian, để giày dép lộn xộn sẽ dễ dẫn dụ tà khí. Vì vậy, sau khi đi ra ngoài về, mọi người nên để giày dép gọn gàng, vừa để đảm bảo thẩm mỹ, vừa đúng phong thủy.

Không soi gương lúc nửa đêm
12h đêm là khoảng thời gian âm khí hoạt động mạnh, nếu vô tình soi gương hay chụp ảnh vào thời điểm này sẽ rất dễ chiêu dụ âm khí và có thể xảy ra những hiện tượng kỳ quái, khó lý giải.
Không mua các vật có hình dạng kỳ quái
Theo dân gian, nếu mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc có thể vô tình rước thêm tà ma, âm khí về nhà. Chính vì vậy, mọi người thường tránh mua đồ tâm linh, phong thủy hay đồ lưu niệm vào ngày Tết Đoan Ngọ.
Tránh làm rơi hoặc mất tiền
Làm rơi tiền trong ngày 5/5 âm lịch bị cho là điềm xui, là tự đánh rơi tài lộc của mình, khiến tài vận đi xuống. Vì vậy, vào ngày này, mọi người nên bảo vệ tài sản cẩn thận, tránh để thất lạc tài sản.

Tết Đoan Ngọ không chỉ là dịp để “diệt sâu bọ”, thanh lọc cơ thể mà còn là thời điểm để gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Từ mâm cúng, món ăn đến các phong tục và điều kiêng kị – tất cả đều mang ý nghĩa sâu sắc, gắn liền với triết lý sống hài hòa cùng thiên nhiên. Đừng quên chuẩn bị chu đáo để đón một mùa Tết Đoan Ngọ thật trọn vẹn và bình an bên gia đình!
- Tư vấn mua hàng: 1900 0231
- CS1: 41 Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – HN | Hotline: 033 355 3131
- CS2 (Bán Online): 134 Ông Ích Khiêm – Q.11 – HCM | Hotline: 033 555 3131