So sánh máy ép chậm trục ngang và trục đứng? Nên mua loại nào?
24/04/2023
Máy ép chậm là sản phẩm đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Những liệu bạn đã biết có biết thật ra máy ép chậm có 2 loại là: máy ép chậm trục ngang và máy ép chậm trục đứng chưa? Cùng Mi Hà Nội tìm hiểu so sánh máy ép chậm trục ngang và trục đứng, đánh giá nên mua loại nào trước khi “xuống tiền” nhé!
Tìm hiểu về máy ép chậm trục ngang và trục đứng
Trước khi so sánh máy ép chậm trục ngang và trục đứng, ta sẽ tìm hiểu về hai loại máy này trước nhé!
Máy ép chậm trục ngang
Máy ép chậm trục ngang là thiết bị sử dụng trục xoắn nằm ngang. Máy có thiết kế động cơ giảm tốc nên có tốc độ ép chậm, phải dùng bộ đẩy để đưa nguyên liệu xuống thường xuyên
Cấu tạo và thiết kế của máy ép chậm trục ngang
Máy có thiết kế to vì phần trục nằm ngang dài. Vừa chiếm diện tích vừa cồng kềnh nên không phù hợp với không gian bếp vừa phải và nhỏ mà chỉ dành cho những không gian bếp rộng, ít đồ.
Hơn thế nữa, máy được thiết kế theo kiểu cổ điển với cấu tạo đơn giản. Chỉ cần kết hợp các phụ kiện đi kèm là bạn có thể dễ dàng sử dụng máy ép chậm trục ngang.
Nguyên lý hoạt động
Máy ép chậm trục ngang dựa vào nguyên lý ép tách bằng trục xoắn nằm ngang gồm các bước như đưa nguyên liệu vào đầu mày, đẩy nhiên liệu xuống khoang ép và đợi máy ép lấy nước, nước ép và bã được đưa ra theo 2 miệng khác nhau.
Hiệu quả hoạt động
Máy ép có thiết kế trục ngang nên dễ ép các loại rau xanh, củ quả cứng mà không bị kẹt máy. Một số máy còn được trang bị thêm hệ thống giảm ồn và chức năng làm mát tự động để khắc phục tình trạng ồn và nóng máy khi hoạt động của các loại máy ép thông thường.
Thời gian ép nguyên liệu
Máy ép trục ngang tốn thời gian để ép nguyên liệu hơn máy ép trục đứng do phần ống tiếp nhiên liệu nhỏ, rau củ cần có thanh nhồi để ấn, đẩy xuống trục xoắn liên tục.
Máy ép chậm trục đứng
Máy ép chậm trục đứng ra đời sớm hơn và là loại máy ép chậm phổ biến đối với người tiêu dùng hiện tại. Máy có thể ép được nhiều loại quả mềm như chuối, dâu tây…Với ống nhiên liệu lớn, người dùng có thể cho nhiều nguyên liệu vào cùng một lúc.
Cấu tạo và thiết kế của máy ép chậm trục đứng
Máy ép chậm trục đứng nổi bật với kích thước cao và gọn gàng hơn máy ép chậm trục ngang. Nó không chiếm nhiều diện tích nên có thể phù hợp với mọi loại bếp.
Nguyên lý hoạt động
Máy ép trục đứng có nguyên lý tương tự máy ép trục ngang, đều dựa vào trục xoắn để nghiền ép thực phẩm. Phương hướng của máy ép trục đứng là phương thẳng nên phần trục xoắn của máy cũng có phương dọc, khác với phương ngang của máy trục ngang.
Hiệu quả hoạt động
Đối với máy ép chậm trục đứng, khả năng ép các loại củ quả từ cứng cho đến hơi cứng bị đánh giá thấp hơn so với máy ép chậm trục ngang do thực phẩm dễ bị kẹt ở trục xoắn. Bù lại, máy ép chậm trục đứng lại làm rất tốt khi ép các loại đồ mềm như chuối.
Thời gian ép nguyên liệu
Do có ống tiếp nguyên liệu lớn nên bạn sẽ tiết kiệm được thời gian bỏ nguyên liệu vào máy. Nguyên liệu cũng được tiếp cận trục xoắn nhanh nên dễ dàng ép được nguyên liệu. Thậm chí, bạn không cần phải thái nhỏ nguyên liệu để cho vào máy mà chỉ cần rửa sạch và thả tất cả vào, máy sẽ tự động nghiền nhỏ và ép nước.
So sánh máy ép chậm trục ngang và trục đứng
Ưu điểm máy ép chậm trục ngang và trục đứng
Với máy ép chậm trục dọc, thiết bị hoàn toàn có thể tự đưa nguyên liệu xuống trục xoắn mà khoogn cần thêm dụng cụ đẩy. Quá trình sơ chế cũng không cần cắt nhỏ thực phẩm khi ép những loại hoa quả với miệng tiếp xúc rộng. Tuy nhiên đối với nhiều loại củ quả cứng, cần cắt nhỏ để đút vào. Đây là giải pháp hoàn hảo về chi phí và tiết kiệm không gian tối đa.
Máy ép chậm trục ngang thì dễ lắp ráp do có thiết kế đơn giản và ít bộ phận hơn. Một số thương hiệu cao cấp còn trang bị khả năng làm dầu ép lạnh với các loại quả hạch và hạt.
Mua ngay máy ép chậm chất lượng cao với gía ưu đãi:
Dù là máy ép chậm trục ngang hay dọc đều có nhược điểm la fveej sinh hơi rắc rối ở phần làm sạch phễu lọc và các lưỡi xay. Cặn trái cây, rau củ trong máy khi vệ sinh cũng tốn khá nhiều thời gian.
Các loại sản phẩm khó ép như rau xanh nếu không được cắt nhỏ, đặc biệt là các loại rau nhiều chất xơ cứng dễ bị kẹt do xơ quấn quanh trục ép. Ngoài ra, khối lượng máy ép dọc lớn từ 6kg đến 7kg nên cũng tốn nhiều sức lực hơn trong việc tháo lắp.
Tạm kết
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về việc so sánh máy ép chậm trục ngang và trục đứng và biết nên mua máy ép chậm trục ngang hay đứng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về máy ép chậm hãy comment phía dưới hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.