7+ nguyên nhân khiến bếp từ bị nổ và cách xử lí an toàn
22/11/2024
Bếp từ bị nổ là sự cố không hiếm gặp, thường xảy ra khi người dùng không sử dụng đúng cách hoặc bất cẩn trong quá trình vận hành. Không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất của bếp mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hư hại thiết bị và nguy hiểm cho người sử dụng. Cùng Mi Hà Nội tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé!
Bếp từ bị nổ là gì?
Hiện tượng bếp từ bị nổ là sự cố nghiêm trọng, thường xảy ra khi thiết bị đang hoạt động. Sự cố có thể biểu hiện ở ba tình huống cụ thể:
Thứ nhất, ngay khi vừa bật bếp, bếp bất ngờ phát ra tiếng nổ “bụp”, sau đó tắt ngóm và không thể khởi động lại.
Thứ hai, trong quá trình đun nấu, bếp bất ngờ phát nổ kèm khói đen hoặc khói trắng, rồi mất nguồn, khiến người dùng không thể tiếp tục sử dụng.
Thứ ba, bếp bị chập cháy dây điện, nhảy aptomat; mỗi lần khởi động lại đều bị ngắt điện, hoặc mặt bếp bị cháy lan, làm hỏng các bộ phận bên trong.
Những tình huống này đều chỉ ra rằng bếp từ đang gặp sự cố chập cháy nghiêm trọng, gây ngừng hoạt động nhằm bảo vệ thiết bị, nhưng cũng đồng thời cho thấy các linh kiện bên trong đã bị hư hỏng. Để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ cho bếp, người dùng cần nhanh chóng kiểm tra, thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận bị hỏng. Không nên tiếp tục sử dụng khi bếp có dấu hiệu cháy nổ để tránh nguy cơ gây hỏa hoạn hoặc làm trầm trọng thêm sự cố.
Nguyên nhân khiến bếp từ bị nổ
Vậy nguyên nhân khiến bếp từ bị nổ là gì? Mi Hà Nội tìm hiểu một số nguyên nhân sau đây, cùng tìm hiểu nhé:
Bếp từ bị cháy do hỏng ổ cắm hoặc hỏng phích cắm, dẫn đến chập điện.
Cháy nổ bếp từ do sử dụng quá tải hoặc vận hành liên tục không ngừng nghỉ.
Sử dụng sai cách: không biết cách vận hành bếp, dùng sai chức năng hoặc bấm phím liên tục.
Bếp điện từ bị cháy do dòng điện quá tải so với định mức cho phép.
Làm rơi nước lên bề mặt bếp hoặc để nước trào trong quá trình nấu.
Cắm nhầm nguồn điện, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của bếp.
Đun nấu quá lâu không ngắt nhiệt, bếp bị hỏng bộ phận ngắt nhiệt, dẫn đến cháy nổ.
Bếp bị lỗi nhưng không sửa chữa kịp thời mà tiếp tục sử dụng, khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân thường gặp khiến bếp từ và bếp từ bị nổ trong quá trình sử dụng. Trong đó, sự cố bếp từ bị nổ cầu chì là tình huống dễ phát hiện và khắc phục nhất. Điều này thường xảy ra trong các trường hợp.
Cầu chì bếp từ có thể bị cháy đứt là nguyên nhân bếp từ nổ cầu chì:
Cầu chì bị cháy đứt ở giữa do dòng điện quá tải, xảy ra khi bếp sử dụng quá nhiều và liên tục trong thời gian dài.
Cầu chì bị đứt ở đầu cuộn dây do dòng điện quá lớn đi qua, có thể là do cắm nhầm nguồn điện hoặc chập cháy dây.
Dây ở 2 đầu cầu chì bị cháy đứt do dòng điện xung kích quá lớn, thường xảy ra khi bật bếp đột ngột hoặc bật bếp quá mức định mức.
Cách xử lí bếp từ bị nổ an toàn
Khi gặp hiện tượng bếp từ nổ, bốc khói hoặc có mùi khét trong quá trình sử dụng, đầu tiên bạn cần ngừng sử dụng ngay lập tức và ngắt nguồn điện của bếp để đảm bảo an toàn:
Tránh bật tắt bếp liên tục nhiều lần trong tình huống này. Không nên cắm rút điện của bếp liên tục, mà chỉ thử một hai lần. Nếu bếp vẫn không hoạt động, hãy ngừng sử dụng để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu có thể kiểm tra và thay thế các phụ kiện bị hỏng, hãy làm điều đó một cách an toàn. Tuy nhiên, không nên tự tháo lắp hoặc thay thế linh kiện khi bạn không có chuyên môn hoặc thiếu thông tin kỹ thuật chính xác.
Tốt nhất, bạn nên tìm đến các cơ sở sửa chữa bếp từ, đặc biệt là những nơi chuyên sửa chữa bếp từ nổ cầu chìhay bếp từ chập cháy tại nhà để được tư vấn, kiểm tra và khắc phục sự cố một cách chuyên nghiệp và an toàn.
Những lưu ý để sử dụng bếp từ an toàn hơn
Vị trí sử dụng bếp từ
Đảm bảo ổ cắm điện thuận tiện, tốt nhất là dành riêng một ổ cắm cho bếp từ.
Đặt bếp trên bề mặt phẳng, vững chắc, có không gian thông thoáng, cách tường 15 cm và vật dụng khác ít nhất 5 cm.
Tránh ẩm ướt, hơi nước, gần lửa. Nhiệt độ lý tưởng từ 20°C – 40°C.
Đặt bếp không dễ tiếp cận với trẻ nhỏ.
Sử dụng nguồn điện phù hợp và tránh sử dụng quá lâu
Kiểm tra điện áp phù hợp (220V thông thường, một số bếp nhập khẩu có thể yêu cầu từ 100V – 200V).
Sử dụng phích cắm trên 15A và dây dẫn 2.5 mm² với bếp công suất lớn (1800W – 2200W).
Đảm bảo tổng công suất tiêu thụ trong giới hạn cho phép.
Tránh sử dụng công suất cao quá lâu để tránh cháy thức ăn hoặc trào ra ngoài nồi.
Sử dụng nồi nấu phù hợp, không rút dây điện sau khi sử dụng
Chọn nồi có tính từ như sắt, gang, thép. Tránh nồi thủy tinh hoặc inox không từ tính, nếu dùng thêm miếng hợp kim sắt dưới đáy.
Giảm công suất xuống mức thấp nhất, đợi 15 phút để quạt tản nhiệt hoạt động trước khi rút dây điện.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây nổ bếp từ và cách xử lý an toàn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nhận diện và khắc phục kịp thời các sự cố, từ đó tối ưu hóa việc sử dụng bếp từ, đảm bảo hiệu quả và độ bền lâu dài. Chúc bạn có những trải nghiệm nấu ăn thật tuyệt vời và thuận tiện!