Vào mùa đông lạnh giá ở miền Bắc, bình nóng lạnh là thiết bị gia dụng thiết yếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, khi sử dụng trong thời gian dài mà không bảo trì và vệ sinh, thiết bị dễ gặp phải một số lỗi mà người dùng thường ít chú ý đến. Để đảm bảo an toàn, người dùng cần lưu ý đến việc chống giật bình nóng lạnh.
Nguyên nhân bình nóng lạnh bị giật
Trước khi tìm hiểu cách chống giật bình nóng lạnh, hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng này. Thông thường, bình nóng lạnh có thể bị giật điện do mạch điện bị chập, thanh đốt bị rỉ sét hoặc nứt khiến dòng điện tiếp xúc trực tiếp với nước. Ngoài ra còn nhiều nguyên do khác, cụ thể:
- Mạch điện bị chập: Một nguyên nhân phổ biến khiến bình nóng lạnh hỏng chống giật là do mạch điện bị chập, hoặc do thiết bị bị ẩm, nước rò rỉ vào trong. Điều này khiến ELCB tự ngắt điện để đảm bảo an toàn.
- Thanh đốt gặp trục trặc: Thanh đốt đóng vai trò chuyển đổi động năng thành nhiệt năng để làm nóng nước. Nếu thanh đốt bị rỉ sét hoặc nứt, dòng điện có thể tiếp xúc trực tiếp với nước, gây ra tình trạng bất thường khiến ELCB tự động ngắt điện.
- Dây chống giật bị ẩm: Khi dây chống giật bị ẩm do nước hoặc hơi ẩm lọt vào, ELCB sẽ nhảy để ngắt điện nhằm tránh nguy cơ giật điện. Trước khi kiểm tra hoặc sửa chữa, hãy nhớ ngắt nguồn điện.
- LCB bị hỏng: Nếu đã kiểm tra các bộ phận khác mà vẫn gặp lỗi, có thể bộ ELCB đã bị hỏng và cần được thay thế.
- Môi trường sử dụng: Đặt bình nóng lạnh trong nhà vệ sinh cũng có thể gây nhảy ELCB do hơi nước bốc lên ngấm vào thiết bị.
Cách chống giật bình nóng lạnh
Mi Hà Nội chia sẻ cùng bạn bí kíp chống rò điện cho bình nóng lạnh, giúp bạn sử dụng thiết bị một cách an toàn và hiệu quả hơn.
Sử dụng cầu aptomat (cầu dao tự động)
Để khắc phục bình nóng lạnh nhảy át chống giật, sử dụng cầu aptomat (cầu dao tự động) là một trong những biện pháp chống giật phổ biến nhất hiện nay. Thiết bị này giúp rà soát, phát hiện tình trạng ngắn mạch hoặc quá tải và tự động ngắt mạch điện khi cần, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Khi chọn mua cầu dao tự động, bạn nên dựa vào công suất của bình nóng lạnh.
- Đối với bình nóng lạnh mini có công suất 1.500W, loại cầu dao 10A trở lên là phù hợp.
- Đối với bình nóng lạnh trực tiếp công suất 2.500W, bạn có thể chọn cầu dao 16A hoặc tốt hơn là 20A.
- Với bình nóng lạnh gián tiếp có công suất cao hơn, từ 3.500W đến 4.500W, nên chọn cầu dao có chỉ số 25A hoặc 35A để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Sử dụng bình nóng lạnh chống giật ( cầu dao chống giật ELCB)
Để chống giật bình nóng lạnh hiện nay trên thị trường các dòng bình nóng lạnh có chống giật được phân phối rất nhiều. Nguyên lý hoạt động của cầu dao chống giật tương tự như cầu dao tự động, được lắp ở vị trí dây nguồn của bình nóng lạnh. Ưu điểm nổi bật của cầu dao chống giật là khả năng phát hiện sự rò rỉ điện thông qua việc kiểm tra sự cân bằng giữa nguồn điện ra và vào trong mỗi chu kỳ. Khi phát hiện có sự rò rỉ bất thường, cầu dao sẽ tự động ngắt điện, giúp bảo vệ người dùng khỏi nguy cơ điện giật.
Lắp hệ thống dây điện tiếp đất
Để chống rò điện bình nóng lạnh, hệ thống dây tiếp đất chống giật là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất, được các chuyên gia kỹ thuật khuyến cáo sử dụng. Khi có sự cố về điện, hệ thống này sẽ giúp giảm thiểu tác động đến người dùng, vì phần lớn điện năng đã được dẫn xuống đất qua dây tiếp đất. Đối với các tòa nhà cao tầng, có thể sử dụng các đường ống kim loại hoặc cọc chống sét để giảm nguy cơ điện giật do rò rỉ điện từ bình nóng lạnh hoặc các thiết bị khác. Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý là điện trở của dây tiếp đất, vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống.
Bảo dưỡng định kỳ
Nhắc đến các biện pháp chống giật cho bình nóng lạnh, chúng ta không thể bỏ qua phương pháp bảo dưỡng định kỳ. Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả, giúp đảm bảo an toàn cho thiết bị trong suốt quá trình hoạt động. Ngoài ra, việc vệ sinh và bảo dưỡng còn giúp giảm hao tổn năng lượng.
Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh khá đơn giản, nhưng sau một thời gian sử dụng, sẽ xuất hiện hiện tượng cặn bẩn lắng đọng tại trục may so. Cộng với tác động của nhiệt độ cao, điều này có thể dẫn đến tình trạng ăn mòn thanh nhiệt và các linh kiện bên trong, thậm chí ảnh hưởng đến vỏ bình. Những vấn đề này sẽ làm giảm hiệu suất của bình, khiến thời gian chờ nước nóng lâu hơn và tiềm ẩn nguy cơ rò điện và bình nóng lạnh bị nhảy chống giật.
Ngắt điện trước khi tắm
Ngắt điện trước khi tắm là một trong những cách chống giật mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Mặc dù nhiều người cho rằng bộ chống rò điện bình nóng lạnh, giúp ngăn ngừa sự cố rò rỉ điện, nhưng đây thực chất là một sự hiểu lầm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Rơ le chống giật chỉ có tác dụng bảo vệ trong một số tình huống cụ thể.
Rơ-le tự ngắt tích hợp trong bình nóng lạnh có nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ nước. Nói một cách đơn giản, bộ phận này cấp điện khi nước nguội và ngắt điện khi nước đã đạt đủ nhiệt độ tối đa. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, người dùng nên tạo thói quen tắt bình nóng lạnh trước khi tắm, vì việc này giúp tránh được các nguy cơ tiềm ẩn từ sự cố bình nóng lạnh nhảy chống giật.
Thay bình nóng lạnh nếu quá cũ
Bình nóng lạnh cũ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rò rỉ điện, có thể dẫn đến tình huống điện giật. Vì vậy, việc thay thế bình nóng lạnh cũ bằng một sản phẩm mới là rất cần thiết. Hơn nữa, giá thành của các bình nóng lạnh hiện nay không quá đắt, và nhiều sản phẩm từ các thương hiệu uy tín có mức giá khá hợp lý.
Nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng bình nóng lạnh cũ để tiết kiệm, hãy đảm bảo kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Việc bảo dưỡng này cần được thực hiện bởi các chuyên viên kỹ thuật để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa.
Xem thêm:
Ngưng sử dụng khi bất thường
Không ít người đã gặp nguy hiểm đến tính mạng do sự cố từ bình nóng lạnh. Mặc dù bình nóng lạnh được thiết kế chống giật vô cùng an toàn và hoạt động bền bỉ, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chống rò điện bình nóng lạnh gặp sự cố hoặc các vấn đề bất thường. Vì vậy, một trong những cách chống giật hiệu quả là ngừng sử dụng khi phát hiện dấu hiệu lạ. Các dấu hiệu cần chú ý bao gồm:
- Bình nóng lạnh phát ra tiếng ro ro
- Cầu dao chống giật bốc khói
- Có tiếng nổ nhỏ khi sử dụng
- Bình nóng lạnh không lên đèn
- Bình nóng lạnh không ra nước
- Bình nóng lạnh rò rỉ nước
Khi gặp những hiện tượng trên, bạn cần ngừng sử dụng ngay và gọi kỹ thuật viên để kiểm tra, đảm bảo an toàn cho bản thân. Nhìn chung, các biện pháp chống giật cho bình nóng lạnh tương đối đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn không am hiểu về hoạt động của thiết bị, hãy liên hệ với trung tâm sửa chữa điện lạnh để được hỗ trợ và chọn lựa biện pháp phù hợp nhất.
Tìm hiểu thêm:
Bình nóng lạnh bị rò nước có nguy hiểm không? Cách xử lý nhanh chóng
Tạm kết
Với 7+ bí kíp chống giật bình nóng lạnh, bạn có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng thiết bị này trong gia đình. Những biện pháp đơn giản như kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, ngắt điện trước khi tắm và thay thế bình nóng lạnh cũ sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ rò rỉ điện và các sự cố nguy hiểm.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Tư vấn mua hàng: 1900 0231
- Liên hệ hợp tác sỉ, đại lý: 092 845 5395
- CS1: 41 Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – HN | Hotline: 033 355 3131
- CS2: 134 Ông Ích Khiêm – Q.11 – HCM | Hotline: 033 555 3131
- CS3: 2 Trần Vỹ – Cầu Giấy – HN | Hotline: 091 144 0202