Hướng dẫn cách vệ sinh máy lọc không khí Xiaomi chi tiết và đơn giản
16/11/2021
Máy lọc không khí Xiaomi đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình. Để máy có thể hoạt động trơn tru và hiệu quả, bạn cần vệ sinh và thay thế lõi lọc thường xuyên. Hãy cùng Mi Hà Nội tìm hiểu cách vệ sinh máy lọc không khí Xiaomi qua bài viết dưới đây nhé!
Lưu ý: Đây chỉ là phương pháp vệ sinh bên ngoài cho các dòng máy lọc không khí Xiaomi. Nếu lõi lọc của bạn đã đến thời gian cần thay thế, hãy liên hệ với trung tâm bảo hành để đảm bảo chất lượng của máy nhé!
Những tính năng thông minh của máy lọc không khí Xiaomi
Máy lọc không khí Xiaomi có thiết kế sang trọng cùng rất nhiều tính năng thông minh như:
Hệ thống lọc 3 cấp độ lọc gồm một lớp lọc thô, lớp lọc than hoạt tính để khử mùi, diệt khuẩn và lớp HEPA có thể lọc 99,97% các loại bụi mịn PM2.5
Dễ dàng vệ sinh, thay thế bộ lõi lọc
Bật/tắt, thay đổi các chế độ lọc khí đa dạng chỉ với 1 chạm
Cảm biến bụi bẩn, ô nhiễm không khí thông minh giúp máy tự động điều chỉnh chế độ phù hợp với tình trạng không khí trong phòng
Màn hình OLED cảm ứng thông báo các chỉ số như: chỉ số chất lượng không khí, nhiệt độ, độ ẩm trong phòng, tình trạng lõi lọc…
Vòng hiển thị 3 màu cho phép nhận biết nhanh tình trạng không khí, nồng độ bụi PM 2.5 trong nhà.
Cho phép điều khiển qua ứng dụng Mi Home trên smartphone, điều khiển bằng giọng nói
Bộ lõi lọc của máy lọc không khí Xiaomi sau một thời gian sử dụng sẽ tới hạn và cần thay thế để đảm bảo chất lượng lọc khí. Tuy nhiên, bạn có thể vệ sinh bộ lọc thường xuyên để giúp tăng hiệu quả hoạt động cho máy.
Cách vệ sinh bộ lọc bụi trên máy lọc không khí Xiaomi khá đơn giản, cụ thể như sau:
Bước 1: Tắt toàn bộ nguồn điện trước khi vệ sinh bộ lọc.
Bước 2: Dùng khăn ướt để lau phần vỏ máy. Có thể dùng máy hút bụi để hút các bụi bẩn tại các lỗ hút khí trên vỏ máy.
Bước 3: Tháo chốt giữ bộ lọc ở mặt sau.
Bước 4: Kéo bộ lọc ra khỏi máy lọc không khí. Lưu ý: Khi kéo bộ lọc, bạn hãy cầm vào phần quai kéo và không nên chạm vào phần lưới lọc.
Bước 5: Dùng chổi lông mềm, khăn khô để vệ sinh lau chùi bên ngoài bộ lọc. Tuyệt đối không sử dụng nước để rửa bộ lọc bởi có thể gây ra hỏng hóc và sẽ không được bảo hành.
Bước 6: Sau khi vệ sinh hoặc thay lõi lọc mới, bạn chỉ cần lắp lõi lọc vào máy lọc không khí, đóng nắp lại và tiếp tục sử dụng bình thường.
Qua các bước vệ sinh máy lọc không khí Xiaomi trên, mong rằng các bạn sẽ có thể vệ sinh chiếc máy lọc không khí của mình dễ dàng và an toàn nhất. Tuy nhiên, khi lõi lọc hết thời hạn sử dụng, bạn nên tiến hành thay thế lõi lọc mới để giúp máy hoạt động trơn tru và đạt chất lượng tốt nhất nhé!